thay khớp nội soi
Trang chủ » Thông tin báo chí
Thông tin báo chí

Kỹ thuật ghép gân giúp người bệnh duy trì chức năng vận động

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức là bệnh viện đầu tiên ứng dụng kỹ thuật ghép gân từ người chết não cho bệnh nhân bị chấn thương ở tay, chân. Kỹ thuật đã và đang mang đến nhiều cơ hội cho bệnh nhân phục hồi chức năng vận động.
 
=>> Xem bài viết trên báo Infonet - Tin tức - Kinh doanh - Đời sống - Giải trí - Công nghệ 
Bác sĩ Khánh đang phẫu thuật cho bệnh nhân.

 

Ghép gân do chấn thương 

Theo TS.BS Nguyễn Mạnh Khánh – Viện Phó Viện Chấn thương chỉnh hình của Bệnh viện Việt Đức, mỗi tháng có khoảng vài trăm ca bệnh bị đứt dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau hoặc dây chằng bên. 

Nguyên nhân thương tổn chủ yếu do tai nạn giao thông, do chấn thương thể thao như bệnh nhân đi đá bóng, chơi bóng chuyền, cầu lông, tennis... Tại Việt Nam bệnh nhân do tai nạn giao thông, tai nạn xe máy rất nhiều, khi bị chấn thương người bệnh có thể bị đứt dây chằng khớp gối.

Xuất phát từ nhu cầu thực tế những bệnh nhân cần ghép gân đồng loại rất lớn, đặc biệt là các trường hợp đứt dây chằng, chấn thương gối, chéo trước, chéo sau, các bác sĩ tại viện Chấn thương chỉnh hình đã đề xuất với Giám đốc Bệnh viện HN Việt Đức, lúc ấy là TS Nguyễn Tiến Quyết, để ghép gân. Đề xuất này được ban giám đốc rất ủng hộ.
 
Theo bác sĩ Khánh, khi có ca người cho là bệnh nhân chết não, song song với các kíp vào lấy tạng cho ghép cho người chết não như tim, gan, 2 thận, giác mạc, các bác sĩ viện chấn thương chỉnh hình sẽ lấy gân. Ca đầu tiên đó các bác sĩ lấy được 4 gân. Những ca sau lấy tiếp được từ 3 người cho chết não, mỗi ca 6 cái gân. Tính ra 4 bệnh nhân cứu giúp được hơn 20 bệnh nhân.
 
TS Khánh cho biết đặc điểm của ghép gân của người cho chết não khác với tạng khác như tim, gan, thận là phải trải qua quá trình xử lý mới quay về ghép cho bệnh nhân được. Ghép tim gan phải làm ngay, còn gân sau khi lấy, các bác sĩ sẽ gửi đến trung tâm xử lý mô, qua đó người ta sẽ xử lý lấy bỏ các phần cơ không cần thiết, tiệt khuẩn, xử lý chống khuẩn bằng các tia gamma đảm bảo tiệt trùng tối đa, loại trừ yếu tố gây thải ghép và bảo quản ở độ lạnh sâu và sau đó lấy mẫu gân đó xem có các yếu tố nguy cơ viêm gan, HIV, nhiễm khuẩn hay không. Đến khi thật an toàn mới dùng ghép cho bệnh nhân.
 
Hiện nay tại Việt Nam chỉ có bệnh viện Việt Đức làm ghép gân này. TS Khánh cho biết ưu điểm của phương pháp này là một người cho chết não có thể hiến tặng rất nhiều gân. Một bệnh nhân có thể cứu được 6 bệnh nhân khác, so với ghép tim chỉ được 1 người, 1 bệnh nhân chỉ lấy được hai quả thận thì bệnh nhân hiến tạng có thể lấy được 6 gân
 
Các bác sĩ thường lấy gân gót, gân bánh chè, nguồn gân thứ 3 là gân chày sau, gân gấp dài ngón cái, gấp ngón 1, nguồn gân cuối cùng là gân mác bên dài. Vì đây là các gân chủ yếu ở chi dưới từ đầu gối và cẳng chân trở xuống đảm bảo được chiều dài, đường kính và sức căng của gân khi ghép trở lại cho người khác mới đảm bảo được chức năng còn lại của khớp gối.

Chi phí 25 – 27 triệu đồng/ ca ghép gân

Sau quá trình lấy gân, các bác sĩ của Viện Chấn thương chỉnh hình sẽ gửi xuống trung tâm bảo quản mô – phôi của Đại học Y Hà Nội, trải qua nhiều khâu xử lý cũng như quá trình theo dõi gân đảm bảo chất lượng mới ghép trở lại. 
 
TS Khánh cho biết qua 4 lần lấy được 22 gân, khi xử lý chỉ còn 20 gân vì có 1 số gân không đáp ứng vì gân nhỏ quá, hoặc có biểu hiện nhiễm khuẩn là phải loại bỏ để đảm bảo an toàn cho người bệnh được ghép. Trung bình mỗi người lấy được 5 gân ghép cho 5 trường hợp khác.
 
Đối với những trường hợp chỉ định phẫu thuật, bác sĩ Khánh cho biết thường khi dây chẳng khớp gối không liền được nên phải phẫu thuật nội soi. Tuy nhiên khi lấy của người bệnh là bỏ gân lành thay thế cho gân quan trọng hơn, trong trường hợp đứt nhiều dây chằng quá nguồn gân của người bệnh không đủ nên đặt yêu cầu lấy thêm nguồn gân khác mà theo y học là nguồn gân đồng loại. 
 
Trước kia, thường lấy từ chi thể cắt cụt của bệnh nhân khác do tai nạn giao thông.., chúng tôi lấy gân đó nhưng có hạn chế nguồn gân ít, gân lại bị dập nát nặng nên gân không lấy được nhiều, ảnh hưởng đến người ghép sau này. Còn gân từ người chết não không bị dập, kích thước chiều dài chủ động được.
 
Hiện nay, chi phí này so với nước ngoài ở Việt Nam thấp hơn rất nhiều. Ngoài những cái chi phí hỗ trợ cho gia đình bệnh nhân, kíp lấy gân trừ đi tất cả các chi phí khác qua các nhiều khâu đến khi ghép cho bệnh nhân trung bình hiện tại khoảng 25 – 27 triệu/gân. Chi phí này chưa tính chi phí phẫu thuật.
 
Tùy phương tiện, vật liệu, gân ghép còn các chi phí khác vẫn được bảo hiểm thanh toán.
 
TS Khánh cho biết một năm bệnh viện có vài trăm ca đứt dây chằng chéo trước, chéo sau, hoặc dây chằng bên vào khám tại bệnh viện và có nhu cầu ghép nhưng nguồn gân hiếm. 

Khánh Ngọc

Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ NGUYỄN MẠNH KHÁNH
PHÓ GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN
TRƯỞNG KHOA CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH I

BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC, HÀ NỘI
Địa chỉ: Tầng 3, nhà B3, Bệnh viện Việt Đức - Điện thoại: 0913.588.199
Lịch khám bệnh Bác sĩ Nguyễn Mạnh Khánh: 8h30 - 11h30 sáng thứ 3 hàng tuần, Phòng 16, Nhà C2, BV Việt Đức
Email: ngmanhkhanh@hotmail.com  |  Website: www.thaykhopnoisoi.com  |  Facebook: Nguyen Manh Khanh

http://www.xemayvn.co/

http://www.xemayvn.co/2017/08/nhong-sen-dia-nhong-xich.html